Tên sách: Quy tắc của nghệ thuật - Tác giả: Pierre Bourdieu - Dịch giả: Phùng Ngọc Kiên, Nguyễn Phương Ngọc
Mua sách: Đặt mua tại đây ( NXB Tri thức)
I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Quy tắc của nghệ thuật
Tác giả: Pierre Bourdieu
Dịch giả: Phùng Ngọc Kiên, Nguyễn Phương Ngọc
Số trang: 568 trang
Khổ sách: 16 x 24 cm
Loại sách: bìa mềm
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1.Tác giả
Pierre Bourdieu (1930-2002) được coi là một trong những gương mặt lớn nhất của giới nghiên cứu khoa học xã hội Pháp, và có tầm ảnh hưởng trên thế giới trong nửa sau thế kỉ XX. Kế thừa di sản trực tiếp từ Marx, Weber, Mauss, Durkheim, Cassirer, Althusser, Bacherlard,... các nghiên cứu của ông xuất phát từ nhân học đã nhanh chóng chuyển sang xã hội học và được triển khai trên một quy mô rất rộng bao trùm nhiều ngành và lĩnh vực của khoa học nhân văn. Ông còn là một nhà khoa học nhập cuộc khi tham gia ủng hộ những hoạt động xã hội của giới công nhân, của những người đồng tính từ những năm 1980 và phê phán mạnh mẽ chính sách tân tự do.
Là một trong những công trình nền tảng cho xu hướng mới nghiên cứu xã hội học văn hóa và nghệ thuật nói chung và xã hội học văn học nói riêng, Quy tắc của nghệ thuật - Sự sinh thành và cấu trúc của trường văn chương là điểm xuất phát cho các nghiên cứu của P. Casanova, G. Sapiro... khi hình dung một cách khác về các không gian văn học quốc gia cũng như không gian văn học thế giới.
2. Mục lục
Lời dẫn
Nhập đề:
Flaubert phân tích nhà văn Flaubert
Địa vị, đầu tư, chuyển dịch
Vấn đề thừa kế
Những tai biến cần thiết
Quyền lực của việc viết
Công thức của Flaubert
Phụ lục 1: Tóm tắt Giáo dục tình cảm
Phụ lục 2: Bốn cách đọc Giáo dục tình cảm
Phụ lục 3: Paris của Giáo dục tình cảm
Phần thứ nhất
Ba trạng thái của trường
1. Tìm kiếm tự chủ
2. Sự nổi lên của một cấu trúc đôi
3. Thị trường tài sản tượng trưng
Phần thứ hai
Những nền tảng của một khoa học về tác phẩm
1. Vấn đề phương pháp
Phụ lục: Người trí thức toàn diện và ảo tưởng về sức mạnh tối cao của tư duy
2. Điểm nhìn của tác giả
Phụ lục: Hiệu ứng của trường và các hình thức bảo thủ
Phần thứ ba
Hiểu hành vi hiểu
1. Sự sinh thành lịch sử của thẩm mĩ thuần túy
2. Sự sinh thành xã hội của con mắt
3. Một lí thuyết về hành động đọc
Khúc mở đầu tái lặp: Ảo tưởng và sự tham dự trò chơi [illusio]
Lời bạt: Vì một tinh thần đoàn thể của tính phổ quát
3. Điểm nhấn
“Các tiến bộ của trường văn học hướng tới sự tự chủ được đánh dấu bằng việc là vào cuối thế kỉ XIX, sự phân tầng giữa các thể loại (và các tác giả) theo những tiêu chí đặc biệt của việc đánh giá của những người ngang hàng nhau gần như đích xác ngược lại với sự phân tầng theo sự thành công thương mại. Điều đó khác với những gì quan sát được vào thế kỉ XVII, khi hai sự phân tầng gần như lẫn lộn vào nhau, vì những kẻ được đánh giá cao nhất trong giới văn nhân, nhất là các nhà thơ và nhà bác học, là những người ưu thế nhất trong việc nhận được các khoản trợ cấp và sự tiền bạc.”
(Trích Sự nổi lên của một cấu trúc đôi)